Wagashi – Đỉnh cao của nghệ thuật bánh ngọt Nhật Bản
( hoidaubepaau.com )
Wagashi đã xuất hiện ở Nhật Bản từ rất sớm, người ta nhận định rằng vào thời Yayoi (300 TCN – 300), wagashi là món ăn dùng để tế thần và đến thời Edo (1603-1867), wagashi được các chuyên gia phát triển thành nghệ thuật đỉnh cao với tính thẩm mỹ về hình thức từ trong ra ngoài cùng sự tinh tế về hương vị.
Với những người làm bánh, ai cũng mong muốn được học và trở thành một nghệ nhân wagashi thành công. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các cửa hiệu bánh ở khắp nơi tại Kyoto với nhiều phong cách khác nhau, nhiều loại bánh sử dụng cho mục đích cũng đa dạng hơn. Người ta thưởng thức wagashi như một món tráng miệng sau những bữa tiệc, hay là món ngon trong những buổi trà đàm đạo, thanh tao, dùng làm quà biếu trong những dịp lễ lớn, món quà thể hiện sự tôn kính, sự quý trọng, tấm chân tình của người với người…
Wagashi bắt đầu đạt đỉnh cao và khẳng định nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản trên toàn thế giới khi mà chính sách ngoại giao với phương Tây mở cửa vào thời Minh Trị (1868-1912). Vẻ đẹp, sự thuần khiết và hương vị ngọt dịu dàng, tinh tế của wagashi khiến cả tất cả những người thưởng thức ẩm thực trên thế giới bắt đầu ghi nhớ, tạo được vị trí đỉnh cao của mình trong giới ẩm thực, đặc biệt là bánh ngọt.
Ý nghĩa của wagashi
Wagashi còn có tên tiếng Hán là “Hoà quả tử”, được hiểu là vẻ đẹp thuần khiết của tự nhiên. Màu sắc của bánh thường được chọn là những màu tươi đẹp như màu đặc trưng của các mùa trong năm với các hình dạng phong phú và đa dạng, được sáng tạo dựa trên các hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên như các loại hoa, lá… Đặc biệt nhất là nhân bánh wagshi thường được làm từ đậu đỏ và tượng trưng cho con người, đặt giữa bánh tượng trưng cho vị trí trung tâm của vũ trụ.
Những chiếc bánh wagashi được tạo ra đều có một ý nghĩa cụ thể riêng với vẻ đẹp và hương vị được điều chỉnh theo ý nghệ nhân nhưng vẫn phải đảm bảo được đầy đủ sự tinh tế phía sau. Do đó, wagashi phải vừa đẹp, vừa ngon, vừa thơm và luôn được sáng tạo dựa trên ý nghĩa sâu sắc, sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
Đối với người Nhật, những người trở thành nghệ nhân wagashi đều là những người được tôn trọng và đáng tự hào bởi tài năng và sự sáng tạo đầy tinh tế , sâu sắc của họ.
Sự phát triển của nghệ thuật wagashi trong đời sống hiện đại
Wagashi vẫn được yêu thích và rạng rỡ với vị trí của mình trong nghệ thuật ẩm thực. Nhưng chiếc bánh wagashi truyền thống vẫn được duy trì để lưu giữ bản sắc dân tộc và sự tinh tế vốn có của nó. Wagashi nay được phát triển sáng tạo một cách mạnh mẽ từ các nghệ nhân về hình thức và hương vị, những vẫn dựa trên và các nguyên liệu, công thức truyền thống: bột nếp, bột gạo, đậu đỏ, đường mía…
Nếu wagashi truyền thống có vẻ đẹp của sự thưởng ngoạn như phong – hoa- tuyết -nguyệt- sương thì những tác phẩm wagashi hiện đại sẽ có phần hướng theo sở thích của mọi người, theo từng lứa tuổi, trong mọi lĩnh vực như các nhân vật hoạt hình, những hình ảnh có ý nghĩa với người làm bánh hay người tặng bánh,…
Các loại wagashi đặc trưng
Cùng điểm danh một số wagashi tiêu biểu cho nghệ thuật bánh ngọt Nhật Bản nhé!
1. Bánh mochi
Mochi được xem là loại wagashi cơ bản nhất với công thức từ bột gạo giã nhuyễn, có nhân kem lạnh và hình tròn nhỏ gọn trên tay. Mochi có rất nhiều màu sắc được làm từ hương liệu tự nhiên như trà xanh, khoai môn, anh đào, dâu…
2. Namagashi – Biểu tượng tươi đẹp của thiên nhiên
Namagashi được xem như một loại mochi đầy sáng tạo với hình dáng các loại hoa, cỏ tượng trưng cho 4 mùa của nước Nhật. Namagashi thưởng được làm với 4 hình dạng đặc trưng như hoa anh đào (mùa xuân), quýt vàng (mùa hạ), lá phong (mùa thu) và hoa mơ (mùa đông), ngoài ra còn nhiều hình dáng khác nhau tuỳ theo ý nghĩa của việc sử dụng bánh.
Namagashi được xem như loại bánh biểu trưng cho sự tươi đẹp của thiên nhiên một cách rất riêng và sinh động.
Namagashi được người Nhật xem như là những món quà ý nghĩa mà người ta trao tặng nhau với hộp bánh có 4 chiếc bánh biểu tượng cho 4 mùa trong năm với ý nghĩa cầu chúc an yên và hạnh phúc.
3. Bánh Ukishima
Ukishima có hình thức hơi giống với bánh bông lan phương Tây, bởi có các thành phần quen thuộc như bột, trứng và đường. Nhưng để làm bánh bông lan của phương Tây, người ta sử dụng đến lò nướng để làm chín bánh, thì ukishima sẽ dùng cách hấp bánh và thêm bột đậu đỏ tạo nn6 diểm khác biệt và rất riêng của bánh ngọt Nhật Bản.
Bạn sẽ thấy ukishima của Nhật thường có nhiều tầng khác nhau với màu sắc hài hoà, sinh động, tăng thêm vẻ đẹp của bánh theo các trang trí tỉ mỉ của nghệ nhân.
4. Higashi – Sự tinh tế của bánh in
Khác với các loại wagashi khác, higashi khô hơn, không phải bánh ngọt dẻo, ẩm mềm mại. Higashi là loại bán được nén lại giống như bánh in và có vị ngọt rất riêng của đường mía wasambonto.
Nếu các loại wagashi kia đòi hỏi bản tay khéo léo để nặn bánh thì higashi lại được tạo hình bởi nghệ thuật… khắc bánh, những vẫn thấy được sự tinh tế, đẹp và thú vị. Ấy vậy mà higashi là wagashi rất riêng và rất khác.
5. Manju – wagashi từ bột jojo
Vỏ bánh manju không làm từ bột nếp hay bột gạo mà từ bột củ từ (jojo) và bánh có hình tròn tròn gần giống với bánh bao. Manju có nhân bột gọn gàng ở giữa bánh và được nặn thành hình dáng đáng yêu, hấp dẫn. Trẻ em Nhật bản thường thích món usagi manju có hình chú thỏ mặt trăng màu trắng, nhỏ gọn, dễ thương và rất ngon miệng.
6. Yokan – wagashi rau câu 3D
Yokan được làm từ kanten – bột rau câu Nhật bản. Yokan mềm, ngọt và là miếng thạch rau câu đẹp mắt. Yokan không đơn thuần như những thạch rau cau khác mà đó là một bức tranh sinh động với các hình ảnh nhệ thuật. Các bức tranh được “vẽ” trên yokan như một bức tranh từ một hoạ sĩ tài ba với bố cục, với hình ảnh ẩn thiện, đậm nhạt, mang đến người thưởng thức yokan không chỉ được thưởng thức một món bánh ngọt mà còn được thưởng thức một bức tranh sống động, tả thật hình ảnh mà người ta đang thấy.
Wagashi như những món bánh quen thuộc trong đời sống người dân Nhật Bản. Wagashi mang sự trang nhã, điềm đạm, tinh tế như chính những con người nơi đây vậy. Qua wagashi, người ta biết đến người Nhật như như những con người tuy nhỏ bé nhưng tinh tế, thông minh, quyến rũ, khéo léo và luôn đề cao cái dẹp, đẹp từ tâm hồn cũng như đẹp cả hình thức.
@@@@@
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét